Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi mẹ phải làm gì?

Ngày 15/09/2017 09:52 AM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi mẹ nên làm sạch đường thở cho bé bằng nước muối sinh lý và dụng cụ hút chất nhầy trong mũi.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngạt mũi

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, đặc biệt các lý do liên quan đến bệnh đường hô hấp. Bởi vậy, mẹ cần đặc biệt chú ý khi bé có các triệu chứng ngạt mũi. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này ở trẻ sơ sinh.

- Ngạt mũi sơ sinh: Khi bé ở trong bụng mẹ, một số chất nhầy trong bọc ối có thể chui vào mũi khiến bé bị ngạt thở. Trong trường hợp này một, hai ngày sau sinh bé sẽ thở bình thường.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi mẹ phải làm gì? - 1

Cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé ngạt mũi. Ảnh minh họa.

- Cảm lạnh: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị ngạt mũi là cảm lạnh. Trong trường hợp này bé sẽ thở khò khè đi kèm với đau họng, hắt hơi hoặc sốt nhẹ.

- Không khí khô: Lớp niêm mạc ở mũi có tác dụng lọc sạch, làm ẩm không khí. Các bé mới sinh sẽ mất nhiều độ ẩm khi thở ra hơn so với người lớn. Bởi vậy trong điều kiện không khí khô, lạnh, mũi của con sẽ tiết chất nhầy nhiều hơn để làm ẩm không khí hít vào. Trong trường hợp này mẹ hãy dùng dụng cụ hút mũi để giúp bé làm sạch mũi.

- Dị ứng: Một số bé có cơ địa đặc biệt, vì vậy khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn... sẽ gây ra tình trạng khò khè, khó thở. Đặc biệt trong các trường hợp nặng, dị ứng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của con nếu không được xử lý kịp thời.

2. Cách điều trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Để điều trị cho bé, trước tiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra ngạt mũi mới có thể đưa ra các trị chuẩn nhất khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi.

Sau đây là những cách an toàn và hiệu quả giúp điều trị ngạt mũi cho bé.

- Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn cao, có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại và làm sạch mũi bé. Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý cho bé từ 3 đến 5 lần một ngày.

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi mẹ phải làm gì? - 2

Hút mũi giúp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi dễ thở hơn. Ảnh minh họa.

- Dụng cụ hút mũi: Mẹ có thể loại bỏ chất nhầy trong mũi bé bằng dụng cụ hút mũi. Đầu tiên mẹ đặt bé nằm nghiên trên giường. Dùng gối kê cao đầu sẽ giúp việc hút mũi dễ dàng hơn. Tiếp theo mẹ nhỏ khoảng 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi cho con. Tiếp đó mẹ đặt một đầu ống hút mũi vào mũi trẻ và nhẹ nhàng hút các chất nhầy ra. Sau khi hút mũi xong mẹ dùng khăn mềm lau sạch mũi cho bé.

3. Cách phòng chống ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

- Tăng cường sức khỏe cho bé: Mẹ nên cho bé ngủ đúng giờ giấc, bú mẹ đủ cữ để tăng cường sức đề kháng và miễn dịch của con.

- Giữ môi trường sạch sẽ, trong lành: Phòng ngủ của bé cần thông thoáng và luôn được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt khi trong gia đình có người bị cảm cúm, nhiễm vi khuẩn thì cần phải được cách ly khỏi bé.

- Cho bé mặc quần áo phù hợp: Khi đi ngủ mẹ cần giữ ấm cho bé bằng cách cho bé mặc đồ ngủ liền hoặc đeo khăn vào cổ để vùng cổ không bị lạnh. Nếu trong phòng có dùng điều hòa hoặc quạt thì không được quay trực tiếp về phía bé.

>>> Cách vệ sinh tai, mắt, mũi cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất - làm mẹ nhất định phải biết

Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.

Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. 

Lê Ánh (Dịch từ babycenter)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp