Trẻ bị nổi mề đay: Nguyên nhân phổ biến và cách xử trí thông minh của mẹ

Ngày 09/09/2017 15:29 PM (GMT+7)

Trẻ thường xuyên bị nổi mề đay vì sao? Việc này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé không?

Nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay hay còn gọi là phát ban thường là những nốt đỏ, có hình dạng, kích thước khác nhau trên da và gây ngứa cho trẻ. Các vùng ngứa có thể xác định rõ ràng vì có màu sậm hơn, hơi sưng so với da bình thường.

Nổi mề đay xảy ra khá phổ biến, chúng thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng có những trường hợp bệnh xảy ra trong nhiều tháng liên tiếp. Mề đay không lây nhiễm, nhưng chúng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi vùng da này nhưng lại xuất hiện ở vùng da khác trên cơ thể các bé.

Trẻ bị nổi mề đay: Nguyên nhân phổ biến và cách xử trí thông minh của mẹ - 1

Có nhiều nguyên nhân làm trẻ bị nổi mề đay. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay

Mề đay xảy ra khi cơ thể tiết ra chất histamine. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phát ban ở trẻ. Dưới đây là những lí do phổ biến nhất:

Bị côn trùng cắn: Nếu con của bạn bị dị ứng với ong hoặc kiến ​​lửa thì bé có thể phát ban khi bị chúng cắn. Đây là cách cơ thể phản ứng lại với nọc độc của côn trùng.

Dị ứng thức ăn: Một đứa trẻ có thể bị phát ban khi phản ứng với một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm có nhiều khả năng nhất là sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây (như hạnh nhân, óc chó, quả đào), đậu nành, lúa mì, cá và động vật có vỏ. Một số phụ gia thực phẩm và chất bảo quản cũng có thể gây phát ban.

Một đứa trẻ có thể bị nổi mề đay vì bé bị dị ứng với protein trong thực phẩm hoặc vì cơ thể phản ứng với hóa chất trong thực phẩm bằng cách phóng thích histamine. Một số trẻ thậm chí phát ban chỉ đơn giản vì bé tiếp xúc với một số loại thực phẩm. Ví dụ như khi dây nước ép từ quả dâu tây trên da của chúng.

Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Có nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng với lông mèo, bụi trong không khí hoặc phấn hoa...

Bị bệnh: Trẻ có thể bị mề đay khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm virut. Những nốt đỏ thường kéo dài trong một hoặc hai tuần trước khi biến mất. Đôi khi bé cũng bị phát ban khi nhiễm khuẩn.

Nhiệt độ: Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nổi mề đay ở trẻ. Ví dụ như khi thời tiết ấm áp nhưng đột ngột trở lạnh.

Dị ứng thuốc: Thuốc kháng sinh và một số loại thuốc có thể khiến trẻ nổi mề đay.

Làm gì khi trẻ nổi mề đay?

Nếu con bạn bị nổi mề đay do dị ứng phấn nuôi và phấn hoa, hãy tắm ngay cho bé để ngăn bé tiếp tục bị tác nhân gây dị ứng ảnh hưởng. Các mẹ nên tắm cho con bằng nước mát sẽ làm bé cảm thấy dễ chịu hơn. Sau đó, bạn nên bôi cho bé các loại kem làm dịu, làm mát.

Trẻ bị nổi mề đay: Nguyên nhân phổ biến và cách xử trí thông minh của mẹ - 2

Nếu con bạn bị nổi mề đay, hãy tắm ngay cho bé bằng nước mát các mẹ nhé! (Ảnh minh họa)

Sau khi tắm, không nên mặc đồ cho trẻ trong khu vực còn ảnh hưởng bởi tác nhân gây dị ứng.

Nếu các nốt mề đay nổi dày, nhiều và làm trẻ khó chịu thì các bậc cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để biết được bé có thể dùng được loại thuốc giảm ngứa và sưng tấy nào.

Trường hợp nguy hiểm

Hãy gọi cấp cứu ngay khi con bạn bị nổi mề đay đi kèm các triệu chứng sau:

- Bé gặp vấn đề liên quan đến hô hấp: thở khò khè, thở dốc..

- Sưng mặt hoặc lưỡi

- Bất tỉnh

- Khó nuốt 

- Chóng mặt

Những triệu chứng đi kèm với nổi mề đay này có thể do trẻ bị sốc phản vệ, trường hợp dị ứng có thể gây tử vong. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đưa trẻ đi khám khi bé bị nổi mề đay liên tục, kéo dài trong nhiều ngày và các nốt đỏ không ngừng phát triển.

Ngọc Quỳnh (Dịch theo Babycenter)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp