Thiếu nữ 20 tuổi chết điếng khi nhận tin bị ung thư vú

Ngày 21/06/2017 16:06 PM (GMT+7)

Mặc dù còn rất trẻ, gia đình không có ai bị ung thư nhưng khi nghe bác sĩ chẩn đoán bị ung thư vú, H. đã quỵ ngã và gục vào lòng mẹ vì tin như “sét đánh ngang tai”.

Bệnh nhân Nguyễn N.H.(20 tuổi) quê tại Hà Nội đã đến Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt khám. Khi nhận được kết quả chẩn đoán bị ung thư vú giai đoạn 1, H. đứng không vững, rồi ngã về phía người mẹ.

Những giọt nước mắt lăn dài trên má, Nguyễn N.H tâm sự: “Trong gia đình em không có ai mắc ung thư vú. Em cũng chưa kết hôn, chưa sinh con. Thậm chí, còn ăn uống lành mạnh và thỉnh thoảng vẫn đi tập thể dục. Không hiểu sao em vẫn mắc căn bệnh quái ác này”.

Khi thấy có một u nhỏ bằng đầu ngón tay ở ngực, H. kể cho mẹ rồi hai mẹ con đi nhau kiểm tra. Không ngờ kết quả bệnh ung thư vú thật.

Bác sĩ cho biết trường hợp của bệnh nhân Nguyễn N.H, do phát hiện sớm nên khả năng điều trị hiệu quả là rất cao. Các chuyên gia của Bệnh viện Hưng Việt đã nhanh chóng phẫu thuật loại bỏ các khối u và sau đó tiến hành hóa xạ trị cho bệnh nhân để tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư.

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở các nước phát triển. Tình trạng gia tăng ung thư vú dường như song hành với lối sống hiện đại.

Thiếu nữ 20 tuổi chết điếng khi nhận tin bị ung thư vú - 1

Ung thư ngày càng trẻ hóa

Tại Việt Nam, độ tuổi trung bình bệnh nhân bị mắc ung thư vú là 40 - 50 tuổi. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh nhân rất trẻ, trong độ tuổi từ 20 - 25 tuổi mắc ung thư vú như Nguyễn N.H không còn là chuyện hiếm.

Cũng giống các tế bào ung thư các cơ quan khác, tế bào ung thư vú có các đặc điểm là: phát triển bằng phương pháp nhân đôi như tế bào lành nhưng không được kiểm soát, phát triển vô hạn độ, tế bào được sinh ra không thực hiện chức năng của tế bào lành mà lại tiết ra các chất có tác dụng kích thích tăng sinh mạch máu, các chất hoại tử u...;

Tế bào già nhưng không chết theo chương trình định sẵn; có khả năng xâm lấn hay xâm nhập vào các cơ quan tổ chức lân cận; và có khả năng tách khỏi khối u nguyên phát chui vào hệ thống tuần hoàn chung hoặc hệ bạch mạch đi đến định cư và phát triển ở một hoặc nhiều cơ quan khác trong cơ thể hoặc sang vú đối bên (di căn). 

Theo thống kê, ung thư vú chiếm tỷ lệ từ 7 - 10% trong tổng số các loại ung thư ở nữ. Ở nước ta, mỗi năm có khoảng 12.000 ca bệnh mắc ung thư vú khiến cho 5.500 người tử vong.

Căn bệnh này có tỷ lệ di truyền nhất định, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 40 - 60. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí có thể gặp ở độ tuổi chưa kết hôn.

Khi bị mắc ung thư vú, thời gian sống của bệnh nhân tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và mức độ phát triển của tế bào ung thư. 80% người mắc ung thư vú có thể chữa khỏi nếu ở giai đoạn đầu (giai đoạn 0). Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 4 (giai đoạn muộn) thì tỷ lệ sống của bệnh nhân chỉ còn 20%.

Cách kiểm tra ung thư vú sớm

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga, chuyên khoa vú – phụ khoa Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt, bệnh ung thư vú cũng như các bệnh ung thư khác, việc điều trị hiệu quả hay không tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Chính vì thế, việc phát hiện sớm bệnh qua cách tự khám cũng rất quan trọng.

Dấu hiệu gợi ý ung thư vú đó là các khối bất thường ở vú ngực, thâm nhiễm màu da, núm vú loét lở như chàm. Thậm chí có những bệnh nhân tưởng là chàm vú đi khám da liễu, đắp thuốc hàng năm trời không khỏi, đến khi đi khám thì đó là ung thư vú.

Ngoài ra, khi có các vết loét ở vùng u và màu sắc da thay đổi có thể đó là dấu hiệu gợi ý dấu hiệu ung thư vú. Dấu hiệu nữa đó là tiết dịch núm vú. Đặc biệt, bác sĩ Nga lưu ý, có khoảng 10% bệnh nhân tiết dịch máu.

Bác sĩ Nga cho biết cách tốt nhất để sàng lọc đó là phụ nữ nên tạo cho mình thói quen tự khám vú ở nhà. 

Mỗi người đều có thể tự làm, cách đơn giản nhất là so sánh hai bên vú của mình. Hai bên vú không hẳn giống nhau nhưng về cảm quan mắt thường cũng tương đối giống nhau nên có thể nhìn hai bên tự khám.

Thứ nhất, chị em chỉ cần đứng trước gương soi nhìn hai bầu ngực có gì bất thường không như màu sắc, núm vú có bị lệch không. Thay đổi tư thế khác nhau xoay trái, xoay phải.

Sau đó, giơ hai tay lên đầu làm căng bầu ngực, sẽ nhìn rất rõ thay đổi. Có thể sử dụng động tác tay phải kiểm tra vú trái, tay trái kiểm tra vú phải. Xoa đều đi theo đường zic zắc kiểm tra bầu vú.

Khi kiểm tra, chị em sờ hai bên hõm nách có thể gặp tuyến vú phụ đầy chút và có cương đau khi đến chu kỳ và phần hõm nách này có hạch. Vì vị trí này có hạch bạch huyết đi nên có thể sờ được hạch nếu có bất thường cần khám, có thể là tổn thương ung thư vú giai đoạn muộn đã di căn.

Bác sĩ Nga cho biết khi khám không bỏ sót bất cứ diện tích nào trên vú. Bóp thử đầu ti xem có dịch không.

Trước khi xác định ung thư vú cần chẩn đoán phân biệt với các u lành tuyến vú như u xơ tuyến vú (hay gặp nhất), u mỡ, u máu, u nang, u tuyến bã... Có ba yếu tố để chẩn đoán ung thư vú hay thường gọi "bộ ba" chẩn đoán ung thư vú.

Đó là khám lâm sàng (khối u rắn chắc, ranh giới không rõ ràng, nếu muộn có thể thấy u di động hạn chế, có thể làm thay đổi màu da hay hình "sần da cam", tụt núm vú, chảy dịch núm vú...); X.quang tuyến vú có u ranh giới không đều có nhiều gai tua, đăc biệt có hình can xi hoá hay hình vi can xi hoá có thể một ổ hay nhiều ổ (BI-RADS: 6); dưới hướng dẫn của siêu âm hay X.quang chọc hút tế bào bằng kim nhỏ cho kết quả có tế bào ác tính.

Khi cả ba nghiệm pháp này đều cho kết quả dương tính thì ung thư vú được chẩn đoán xác định.

Theo Ph. Thúy
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư