Bạn có đủ quan tâm và yêu thương để thấu hiểu “tiếng lòng” cha mẹ?

Ngày 19/07/2017 18:00 PM (GMT+7)

Bước vào tuổi xế chiều, người cao tuổi phải đối mặt với sự sa sút sức khoẻ và thay đổi tâm lý. Nhiều người còn không nhận thức rõ vấn đề họ đang gặp phải. Lúc này, ngoài việc quan tâm chăm sóc, con cái cũng cần phải có những quan sát và phân tích thật tinh tế để thấu hiểu “tiếng lòng” cha mẹ.

Khi cha mẹ “trái tính trái nết”

Khi bắt đầu bước sang tuổi “thất thập cổ lai hy”, cha mẹ của bạn sẽ có nhiều thay đổi lớn trong suy nghĩ và tính cách: hay cau có, gắt gỏng, khó chịu, hay quên…Những lúc cha mẹ thể hiện sự “khó ở”, con cái phải tuyệt đối lắng nghe và ghi nhận ý kiến của cha mẹ thay vì tìm cách chứng minh họ sai. Chú ý quan tâm sát sao đến những nhu cầu căn bản hằng ngày như ăn uống, ngủ nghỉ để đáp ứng đúng mong muốn của cha mẹ. Ngoài ra, con cái cũng nên cung cấp và tạo điều kiện cho cha mẹ có những sinh hoạt giải trí đều đặn, như đi bộ cùng những người cao tuổi khác, tập thể thao, đánh bài, đánh cờ tướng, đi du lịch…Người già thường yêu thích trẻ con, do đó nên tạo cơ hội cho các cụ vui chơi với các cháu ngoại, cháu nội.

Nên nhớ người già cũng giống trẻ con, cần được nghe những lời ngọt ngào, những câu động viên khích lệ và quan trọng là “mưa dầm thấm lâu”.

Khi cha mẹ phải kiêng khem nhiều món

Càng lớn tuổi, chế độ ăn uống của cha mẹ càng có nhiều thay đổi do khả năng nhai và hấp thu kém. Bên cạnh đó, để giảm thiểu các bệnh chuyển hóa phổ biến ở người cao tuổi, cha mẹ còn phải kiêng khem các loại thực phẩm giàu chất béo, chất bột đường. Tất cả những thay đổi này khiến cho lượng thực phẩm và cách chế biến trở nên hạn chế, ảnh hưởng lớn đến khẩu vị của cha mẹ, từ đó chất lượng bữa ăn cũng không được đảm bảo.

Bạn có đủ quan tâm và yêu thương để thấu hiểu “tiếng lòng” cha mẹ? - 1

Hãy quan tâm đến chế độ ăn uống của cha mẹ bằng cách linh hoạt thay đổi thực đơn và cách chế biến. Ví dụ, cá là nguồn đạm rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi, vì thế, nên thiết kế thực đơn của cha mẹ đảm bảo đủ 3 lần ăn cá/ tuần. Để thay đổi khẩu vị, có thể chế biến cá thành món kho ít mặn, món chiên với dầu thực vật, hoặc nấu với canh…Ngoài ra, con cái cũng nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (vitamin C, vitamin E, beta-caroten) như rau quả tươi nhiều màu sắc, dầu thực vật…vào thực đơn của cha mẹ để làm chậm quá trình lão hóa và phòng tránh những căn bệnh phổ biến ở người già.

Khi cha mẹ mặc cảm vì bệnh tật

Khi đau ốm, người cao tuổi thường có diễn biến tâm lý hơi…mâu thuẫn: một mặt sợ ảnh hưởng đến người khác, một mặt lại sợ người khác xa lánh mình. Tâm lý này đè nặng lên các đấng sinh thành, dù nhiều người miệng vẫn nói “các con cứ yên tâm học hành làm việc, không cần lo lắng cho bố mẹ”, nhưng trong lòng thực sự khao khát những lời hỏi thăm, động viên. Chỉ một cái nắm tay của con, một ly nước mát khi con về thăm nhà, hay thậm chí một tin nhắn con tranh thủ gửi trong giờ cơm trưa ở văn phòng cũng đem lại nguồn vui lớn cho cha mẹ già. Trường hợp không chung sống cùng, con cái nên thường xuyên đưa các cháu về chơi với ông bà, hoặc siêng năng trò chuyện với cha mẹ qua điện thoại mỗi ngày để cha mẹ vượt qua mặc cảm bệnh tật.

Bạn có đủ quan tâm và yêu thương để thấu hiểu “tiếng lòng” cha mẹ? - 2

Khi cha mẹ bị hạn chế khả năng vận động

Những bệnh thường gặp phải lúc tuổi cao sức yếu như tai biến, xương khớp…khiến cha mẹ mất dần khả năng vận động, điều này gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày: đi lại khó khăn, thậm chí việc vệ sinh, tắm rửa và ăn uống cũng là một trở ngại rất lớn với người cao tuổi. Lúc này, tâm lý bi quan, mặc cảm ở cha mẹ, cùng với quan niệm sai lầm rằng người cao tuổi sẽ không còn khả năng hồi phục khiến không ít gia đình chưa dành sự quan tâm đúng mức đến việc tập luyện phục hồi chức năng vận động cho người lớn tuổi khiến cha mẹ mất dần khả năng khôi phục vĩnh viễn. Thay vì hạn chế cha mẹ vận động vì sợ biến chứng, hãy tích cực khuyến khích cha mẹ tập luyện để cải thiện chức năng vận động.

Bạn có đủ quan tâm và yêu thương để thấu hiểu “tiếng lòng” cha mẹ? - 3

Tuỳ vào bệnh trạng, hãy hướng dẫn và hỗ trợ cha mẹ thực hiện các bài tập phục hồi chức năng phù hợp. Ví dụ, những người có khả năng đi lại hoặc đi lại cần sự hỗ trợ nên tập các bài tập vặn mình, gập gối, thăng bằng. Với những người chỉ có thể ngồi được, các bài tập tập đùi và bắp chân, mở rộng chân…sẽ đem lại nhiều chuyển biến tích cực. Một khi phục hồi khả năng vận động, tình hình sức khỏe được cải thiện, cha mẹ mới có thể tự chủ trong các sinh hoạt cá nhân.

Khi cha mẹ muốn bảo vệ lòng tự tôn

Nhìn chung, tuy khả năng vận động suy giảm nhưng người cao tuổi vẫn rất muốn tự chủ trong việc chăm sóc bản thân, đặc biệt là trong vấn đề nhạy cảm như vệ sinh. Lúc này, con cái cũng nên thể hiện sự quan tâm tinh tế bằng cách khuyến khích cha mẹ tự thực hiện công việc này để bảo vệ lòng tự tôn. Đây cũng là quan niệm chăm sóc người cao tuổi đến từ Nhật Bản – nơi có tỷ lệ người cao tuổi cao nhất và cũng là nơi chất lượng sống của người cao tuổi xếp vào hàng đầu thế giới.

Bạn có đủ quan tâm và yêu thương để thấu hiểu “tiếng lòng” cha mẹ? - 4

Với những sản phẩm hỗ trợ hay chăm sóc vệ sinh, người Nhật phân biệt rất rõ từng loại dựa vào khả năng đi lại của người dùng. Trong đó, những người có thể đi lại được khuyến khích mặc tã quần bởi thiết kế tiện lợi, thoải mái. Hiện nay, Việt Nam cũng đã dần tiếp thu mô hình chăm sóc này. Cụ thể hơn, với người có thể tự đi lại một mình, có thể chọn tã quần loại mỏng nhẹ, mang lại cảm giác thoải mái trong quá trình vận động, hạn chế tối đa cảm giác đang mặc tã. Với những người đi lại nhờ sự trợ giúp, loại tã phù hợp nhất chính là tã quần siêu thấm, bởi khả năng thấm hút gấp 2 lần của loại tã này sẽ giúp yên tâm tập luyện mà không lo bị tràn tã.

Nguồn: [Tên nguồn].