Ốm nghén khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất

Ngày 10/08/2019 12:16 PM (GMT+7)

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai thời kỳ đầu các bà bầu sẽ mắc phải. Hiện tượng ốm do thai nghén này kéo dài trong bao lâu thì chấm dứt và với các mẹ ốm nghén nặng phải làm sao để giảm bớt, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé?

Ốm do thai nghén với mẹ bầu sẽ có những biểu hiện thế nào, nguyên nhân đến từ đâu, ốm nghén khi nào và có cách gì khắc phục tình trạng này hay không? Ốm nghén khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sức đề kháng của mẹ sẽ kém.

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là trạng thái bà bầu cảm thấy mệt mỏi, đầy hơi ở bụng, khó chịu và luôn có cảm giác buồn nôn, dị ứng với đồ ăn. Phải đến 80% mẹ bầu đều ốm ở đầu thai kỳ, tình trạng này diễn ra phổ biến và quá đỗi quen thuộc với những mẹ bầu.

Ốm nghén khi mang thai không đáng sợ, hại cho thai nhi như nhiều mẹ từng nghĩ. Nhưng tình trạng nghén lâu dài, sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của mẹ. 

Nhiều bà ốm chỉ ốm, mệt mỏi trong 3 tháng đầu nhưng có người lại nghén đến tận lúc sinh. 

Ốm nghén khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất - 1

Bà bầu sẽ buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày (Ảnh minh họa)

Triệu chứng ốm nghén

Ốm nghén từ tuần thứ mấy của thai kỳ, nó có những dấu hiệu gì để nhận biết ốm do thai nghén với ốm thông thường hay không? Ốm do mang thai thường xuất hiện từ tuần thứ 6  - 8 của thai kỳ, hoặc có mẹ sớm hơn thì từ tuần thứ 4. 

Triệu chứng của ốm có thai khá giống với ốm thông thường, nhưng khi bạn đã thử que thử thai và biết chính xác kết quả đã có thai thì những dấu hiệu sau đây sẽ là ốm nghén.

Buồn nôn và nôn: Giai đoạn này, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển trong bụng mẹ sẽ gây ra tình trạng thay đổi nội tiết tố gây cảm giác buồn nôn, nôn ọe trong thời gian đầu thai kỳ.

Chán nản, mệt mỏi: Bà bầu trong trạng thái chán nản, không thiết tha làm gì là biểu hiện dễ nhận biết của ốm nghén. Thời gian này, mẹ nên cố gắng ăn uống để không bị suy nhược cơ thể.

Sợ đồ ăn: Khi có bầu, khứu giác của mẹ rất thính vì thế mùi đồ ăn khiến các mẹ bầu rất sợ và có cảm giác trực nôn khi ngửi thấy nó. Nhiều mẹ, không dám ăn kiêng đồ ăn mình sợ tới lúc đẻ vì cảm giác không chịu được mùi thức ăn đó. Vậy ốm nghén ăn gì? Bà bầu nên ăn các thực không không mùi, không dầu mỡ và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn. 

Ốm nghén khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất - 2

Mẹ bầu sẽ có cảm giác sợ đồ ăn (Ảnh minh họa)

Sốt, ho: Khi có dấu hiệu sốt cao và kèm theo triệu chứng ho mẹ bầu không nên uống thuốc cảm, mẹ nên nghe tư vấn uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, uống loại thuốc dành riêng cho bà bầu. Một số loại thuốc cảm thông thường có thể gây sảy thai. 

Ngoài ra khi ốm nghén mẹ bầu sẽ gặp phải một số triệu chứng như: Đầy bụng, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, nhức đầu…

Nguyên nhân ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén khi mang thai do tác động từ nhiều yếu tố và sự xuất hiện của thai nhi trong cơ thể mẹ. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng ốm của thai nghén thông thường ở bà bầu được xác định như sau:

Nồng độ HCG tăng mạnh: Thời kỳ đầu mang thai, hormone trong cơ thể sẽ tăng rất nhanh nhất là hormone HCG. HCG được sản sinh từ nhau thai và nó bắt đầu hình thành, phát triển mạnh từ tuần thứ 8 - 12 của thai kỳ. Vì thế sự xuất hiện, tác động của loại hormone này sẽ khiến mẹ ốm nghén nặng hoặc nhẹ tùy theo sức đề kháng của từng mẹ bầu.

Dạ dày nhạy cảm hơn: Theo trang Babycenter thì sự xuất hiện của helicobacter pylori - loại vi khuẩn dạ dày trong khi có bầu sẽ làm tăng khả năng ốm, mệt mỏi ở mẹ bầu. Và thường khi có em bé, hệ tiêu hóa của mẹ cũng yếu và nhạy cảm hơn. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn và sợ đồ ăn ở các mẹ.

Ốm nghén khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất - 3

Ốm nghén khiến bà bầu khó chịu, buồn nôn (Ảnh minh họa)

Khứu giác nhạy cảm, thính hơn: Khi có thai, estrogen sẽ tăng lên. Việc này khiến khứu giác của các bà bầu sẽ nhạy cảm, thính hơn bình thường rất nhiều. Chính vì thế các mẹ luôn cảm thấy sợ đồ ăn, dễ nôn ọe khi ngửi thấy mùi thức ăn.

Mang bầu đôi, đa thai: Khi có bầu đôi, đa thai thì bà bầu sẽ ốm nghén nặng hơn các mẹ khác rất nhiều. Vì lượng HCG trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên gấp đôi, loại hormone này sẽ khiến tình trạng ốm mệt của mẹ càng trở lên nghiêm trọng, hoặc có thể kéo dài thời gian ốm nghén khi mang thai.

Từng ốm nghén trong lần mang thai trước: Nếu đã từng có bầu rồi, lần bầu bí đầu tiên hiện tượng ốm thai nghén xảy ra thì lần có bầu sau đó, mẹ bầu rất dễ ốm  do thai nghén trở lại. Có thể nặng hơn lần đầu.

Người thân từng ốm nghén: Nếu bạn có mẹ, chị em ruột từng bị ốm, mệt do nghén thì nguy cơ ốm khi mang thai do gen di truyền rất cao. 

Bị say xe: Người hay bị say xe thường dạ dày rất nhạy cảm, vì thế nếu mang thai cũng dễ ốm và nôn ọe dữ dội trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Mang thai bé gái: Mang thai bé gái khả năng ốm nghén nặng hơn sẽ rất cao. Nhiều người coi đây là dấu hiệu nhận biết việc bầu bé trai hay bé gái nhưng cách này chỉ mang tính chất tương đối.

Đau nửa đầu: Nếu mẹ bầu trước đó có tiền sử đau nửa đầu thì khi có thai nguy cơ ốm trong thời kỳ mang thai rất cao. Đau nửa đầu sẽ tác động đến các dây thần kinh gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…

Cách khắc phục ốm nghén 

Tình trạng ốm nghén nặng, kéo dài sẽ khiến nhiều mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, không làm việc được, sụt cân gây tâm lý lo lắng hoang mang. Vậy có những cách khắc nào hiệu quả, ốm nghén ăn gì để giúp bà bầu giảm tình trạng này?

Vitamin tổng hợp: Trong quá trình thai kỳ, cơ thể mẹ cần bổ sung nhiều loại vitamin tốt, cần thiết cho cơ thể. Vì thế, mẹ bầu hãy đến viện khám thai, bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc, các loại vitamin bổ, phù hợp, tốt cho mẹ bầu giảm tình trạng ốm do thai nghén.

Ốm nghén khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất - 4

Mẹ bầu nên bổ sung vitamin cho cơ thể (Ảnh minh họa)

Gừng tươi: Hay buồn nôn, đầy bụng, mệt mỏi do ốm nghén mẹ bầu có thể uống nước ấm và cắt vài lát gừng tươi bỏ vào uống. Nếu có thể mẹ bầu nhai lát gừng tươi sẽ tốt hơn nhưng ngày chỉ nên sử dụng 2- 3 lát gừng, không dùng nhiều.

Nước chanh: Nếu bạn hay buồn nôn, nôn ọe dữ dội thì có thể ăn quả chanh hoặc uống nước cốt chanh để hạn chế cảm giác buồn nôn.

Bổ sung kẽm: Thời gian bầu bí, bà bầu nên bổ sung kẽm để kiềm chế những cơn buồn nôn, khó chịu ở bụng do dạ dày nhạy cảm.

Tinh dầu: Sử dụng tinh dầu bạc hà, sả, oải hương… sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, thư thái tinh thần, giảm buồn nôn khó chịu. Mẹ bầu hợp với loại tinh dầu nào thì sử dụng loại tinh dầu đó.

Bánh quy hoặc bim bim: 2 món đồ ăn này sẽ giúp bạn hạn chế cảm giác buồn nôn, khó chịu và ổn định dạ dày. Đây là loại đồ ăn nhẹ không có mùi vị nồng nặc, đặc trưng nên mẹ bầu sẽ không bị sợ đồ ăn, cảm giác muốn nôn. Ốm nghén ăn gì thì mẹ bầu có thể ăn 2 loại đồ ăn nhẹ này.

Súc miệng thường xuyên: Khi mang bầu ở thời gian đầu thai kỳ, mẹ sẽ cảm thấy tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn gây cảm giác khó chịu buồn nôn liên tục. Vì thế mẹ hãy súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý hoặc soda để làm sạch khoang miệng, giảm các triệu chứng buồn nôn.

Tránh thực phẩm gây mùi, dầu mỡ: Những thực phẩm này sẽ khiến bà bầu dễ cảm thấy sợ đồ ăn, nôn nhiều hơn vì mùi của nó rất nồng nặc.

Ăn nhiều bữa trong ngày: Khi ốm nghén, bạn không ăn được nhiều vì vậy nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để đảm bảo ăn đủ, đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể.

Ốm nghén khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất - 5

Chế độ ăn uống phải đảm bảo ngay khi mẹ bầu ốm mệt khó ăn (Ảnh minh họa)

Phòng ngủ thoáng mát, rộng rãi: Không gian thoáng sẽ khiến mẹ bầu dễ chịu hơn, giảm các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu.

Nghỉ ngơi, thư giãn xem các chương trình giải trí: Việc này giúp cơ thể mẹ được nghỉ ngơi, giảm cảm giác mệt mỏi, chán nản.

Tập yoga: Tập yoga giúp mẹ bầu giảm những triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mắt và tốt cho thai nhi với những bài tập dành riêng cho bà bầu.

Ốm nghén có nguy hiểm tới thai nhi không?

Nhiều mẹ ốm nặng, trong thời gian dài rất lo lắng tới sức khỏe của bé yêu trong bụng và không biết ốm nghén nặng phải làm sao? Thế nhưng việc ốm nghén khi mang thai lại không hề ảnh hưởng đến thai nhi, ngược lại nó còn bảo vệ thai trước những tác động xấu từ bên ngoài, đồ ăn không đảm bảo chất lượng. 

Ốm nghén khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất - 6

Ốm nghén khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh minh họa)

Thế nhưng ốm nghén nặng, mẹ liên tục có các dấu hiệu như sụt cân, không tăng cân giữa các tháng, đi tiểu ít nước tiểu có màu đỏ sẫm, ngất xỉu nhiều lần, ốm tới mức không làm gì được thì mẹ nên tới bệnh viện để kiểm tra. Đây cũng có thể là dấu hiệu của việc sức khỏe mẹ và bé đang gặp vấn đề. 

Lưu ý khi ốm nghén:

- Không được tự ý dùng các loại thuốc để điều trị tình trạng ốm sốt.

- Tìm hiểu, tuyệt đối không ăn các thực phẩm dễ gây sảy thai như: Rau ngót, đu đủ, ngải cứu…

- Không làm việc quá sức, ăn uống sinh hoạt thất thường

- Khi có các dấu hiệu ốm đến mức co giật, đau bụng thì phải tới viện kiểm tra ngay

- Thường xuyên đi khám thai định kỳ

Khi mang thai, bà bầu nào cũng phải trải qua thời kỳ ốm nghén. Vì vậy bạn nên tìm hiểu rõ về triệu chứng, ốm nghén từ tuần thứ mấy và cách khắc phục, làm giảm các triệu chứng này để có sức khỏe ổn định, tốt nhất để sinh hoạt và làm việc. 

3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thèm đến mấy cũng đừng ăn những hoa quả này
Hoa quả là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhất là với những mẹ bầu. Thế nhưng có những loại quả các mẹ tuyệt đối nên tránh trong ba tháng đầu thai kỳ.

Phấn Nguyễn (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ốm nghén