Siêu âm thai 12 tuần, mẹ "chết lặng" khi không có bất cứ em bé nào trong tử cung

Ngày 31/08/2017 10:03 AM (GMT+7)

Bà mẹ háo hức đến phòng siêu âm để được gặp con yêu nhưng lại phải nhận cái kết bất ngờ.

Siobhan và Alexander (26 tuổi, sống tại Scotland) quyết định họ sẽ sinh thêm bé thứ hai vào tháng 8 năm 2016 để con trai James McFarlane (18 tháng tuổi) có thể lên làm anh.  

Sau khi "thả" một vài tuần, Siobhan bắt đầu nghi ngờ cô đang mang thai. Lần thử thai đầu tiên kết quả là âm tính nhưng đến lần thử thứ hai, cặp đôi đã vui mừng khi que cho kết quả dương tính. 

Siêu âm thai 12 tuần, mẹ amp;#34;chết lặngamp;#34; khi không có bất cứ em bé nào trong tử cung - 1

Siobhan và Alexander mong muốn con trai 18 tháng tuổi sẽ được làm anh. 

Dù rất phấn khích nhưng cặp đôi quyết định giữ bí mật mang thai cho đến hết 3 tháng đầu và không đi khám hay siêu âm gì cả. 

Trong những tháng đầu, Siobhan có biểu hiện giống như ốm nghén rất nặng, gần như không thể ăn uống gì. Mỗi ngày cô chỉ có thể uống 1 lít sữa để duy trì. Nghĩ rằng đó là do sự thay đổi hormone, Siobhan quyết chờ đến ngày siêu âm 12 tuần để xem mọi thứ có ổn không. 

Sau bao ngày chờ mong, cuối cùng hai vợ chồng cũng đợi được đến lần siêu âm đầu tiên. "Chúng tôi rất háo hức khi đi khám và mong chờ phút giây gặp bé thứ hai lần đầu tiên. Chúng tôi thực sự muốn cho James một đứa em", Siobhan chia sẻ. 

Siêu âm thai 12 tuần, mẹ amp;#34;chết lặngamp;#34; khi không có bất cứ em bé nào trong tử cung - 2

Bụng Siobhan to dần kèm theo nghén nặng và kết quả thử thai dương tính nên cô không thể ngờ trong bụng mình lại không có em bé. 

Tuy nhiên, khi Siobhan đến bệnh viện và trải qua quá trình siêu âm, thông báo của y tá lại là: "Tôi rất tiếc, cô không có em bé". 

Siobhan kể lại: "Tôi nhìn lên màn hình và thấy như có ai đó đang thổi bong bóng trong tử cung của tôi. Thật kỳ lạ". 

"Chúng tôi được đưa sang phòng bên cạnh và chờ đợi chuyên gia đến nói chuyện. Ông ấy đã kết luận tôi đang mang thai trứng, suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu tôi là "đó là cái quái gì", tôi chưa từng nghe đến nó trước đây", Siobhan kể tiếp. 

Nhiều giờ sau đó, Siobhan chỉ biết ngồi khóc. Cô đến bệnh viện với tâm trạng háo hức được gặp con nhưng lại phải nhận về kết quả là mình đang có một khối u lạ trong người. 

Siêu âm thai 12 tuần, mẹ amp;#34;chết lặngamp;#34; khi không có bất cứ em bé nào trong tử cung - 3

Do di chứng của lần chửa trứng, Siobhan đã phải hóa trị ròng rã 5 tháng trời.

Siobhan lập tức được các bác sĩ làm thủ tục và phẫu thuật hút bỏ những khối u dày đặc như trứng ếch trong người. Cô được phép về nhà ngay sau phẫu thuật nhưng một tuần sau lại tiếp tục phải nhập viện do xuất huyết nhiều. 

Các xét nghiệm sâu hơn xác nhận Siobhan phải dành ít nhất 5 tháng hóa trị để ngăn các tế bào bất thường trong cơ thể nhân lên và nhiễm vào máu. 

Đến nay, toàn bộ khối u trong người Siobhan đã được loại bỏ sạch sẽ nhưng kí ức cay đắng về một lần mong chào đón con nhưng lại phải nhận một khối u sẽ theo cô đến suốt cuộc đời. 

CHỬA TRỨNG 

Chửa trứng là gì?

Đây là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó một hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch. Do vậy mà thai nhi sẽ không thể phát triển được và sớm muộn gì cũng bị sảy thai. 

Siêu âm thai 12 tuần, mẹ amp;#34;chết lặngamp;#34; khi không có bất cứ em bé nào trong tử cung - 4

Các biến chứng có thể xảy ra

Nếu thai phụ bị chửa trứng mà không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể sẽ xảy ra một trong những biến chứng sau:

- Băng huyết: sảy trứng gây băng huyết, nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.

- Thủng tử cung: trứng ăn sâu vào cơ tử cung, làm thủng lớp cơ tử cung, gây chảy máu ổ bụng.

- Ung thư: Ung thư tế bào nuôi phần thai và lây sang mẹ. Đây còn gọi là hiện tượng ung thư mô trung sản, chiếm khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng.

Triệu chứng của chửa trứng 

Những triệu chứng thường gặp của chửa trứng là: ốm nghén nặng, ra máu, tử cung co, nồng độ HCG tăng cao (trên 30.000 đơn vị).

Phòng ngừa bệnh thế nào?

Hiện nay nguyên nhân của chửa trứng chưa được xác định rõ ràng nhưng các chuyên gia cung cấp một vài lời khuyên để đề phòng tình trạng này như sau: 

- Ăn uống đủ chất trong độ tuổi sinh sản. 

- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không sinh quá nhiều con và sinh gần nhau.

- Khám thai sớm và thường xuyên để phát hiện các triệu chứng bất thường ở thai nhi.

- Với những người đã từng điều trị thai trứng, nên tuân thủ theo chỉ dẫn hậu phẫu của bác sĩ.

Vân Anh (Dịch từ Mirror)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu